Thủy triều là hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ hay xảy ra trong đời sống của con người. Vậy thủy triều là gì? Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng kỳ lạ này? Để giải đáp những thắc mắc này hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
I. Thủy triều là gì?
Chắc hẳn với những người sống gần biển thì không quá xa lạ với hiện tượng thủy triều. Tuy nhiên với nhiều người vẫn chưa biết thủy triều là hiện tượng gì? Vậy thủy triều là gì?
Trong âm Hán-Việt, thủy có nghĩa là nước, triều là cường độ mực nước dâng lên và rút xuống. Có thể hiểu đơn giản thì thủy triều là hiện tượng mực nước biển, sông,.. dâng lên và hạ xuống theo một chu kỳ nhất định.
Và chính sự thay đổi lực hấp dẫn từ Mặt trăng và các thiên thể khác như Mặt trời tại một điểm bất kỳ trên bề mặt Trái Đất trong khi Trái Đất quay được gọi là hiện tượng thủy triều dâng và nước rút.
Hiện nay bên cạnh khái niệm thủy triều chúng ta còn nghe đến hai hiện tượng đặc biệt của thủy triều là thủy triều đen và thủy triều đỏ. Cả hai hiện tượng này làm ảnh hưởng đến môi trường và các loài sinh vật biển rất nhiều.
- Thủy triều đỏ là thuật ngữ liên quan đến sự nở hoa của loài tảo biển có tên là Karenia brevis. Và hiện tượng này hoàn toàn không liên quan đến chu kỳ nước lên xuống.
- Thủy triều đen là thuật ngữ chỉ thảm họa dầu tràn ra biển.
II. Nguyên nhân hình thành thủy triều
Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng thủy triều? Theo như nghiên cứu thì thủy triều được hình thành do lực hấp dẫn của Mặt trăng và lực ly tâm gây ra. Hiểu đơn giản là thủy quyền có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao lên ở hai miền tạo thành hình elip.
Theo chu kỳ ngày đêm của Trái Đất, nó sẽ tự quay quanh trục của nó một vòng. Điều này đồng nghĩa với việc khi ở một điểm nào đó trên Trái Đất có một lần hướng về Mặt Trời sẽ xuất hiện thủy triều. Vì thế thủy triều được chia làm 2 loại chính là nhật triều và bán nhật triều.
- Nhật triều: Chu kỳ mỗi ngày dâng lên cao 1 lần và 1 lần xuống. Thời gian thủy triều lên xuống sẽ cách nhau 50 phút mỗi ngày.
- Bán nhật triều: Mỗi ngày cũng có 2 lần thủy triều lên và xuống. Thời gian giữa 2 lần lên và xuống là 12 giờ 25 phút.
Mặt trời cũng sinh ra lực hấp dẫn thủy triều tuy nhiên khả năng chỉ bằng 5/11 lực hấp dẫn của mặt trăng. Nếu lực hấp dẫn của Mặt trăng và Mặt Trời trùng nhau thì nước thủy triều tăng lên cao hơn.
III. Đặc điểm của thủy triều
Thủy triều xảy ra thường được chia làm 4 giai đoạn như sau:
- Nước biển dâng lên nhanh trong vài giờ, làm ngập cả vùng biển thì được gọi là ngập triều.
- Khi nước biển hạ thấp trong vài giờ, nước rút làm lộ ra vùng gian triều thì gọi là triều rút.
- Thời điểm nước dâng lên một điểm cao nhất gọi là triều cường.
- Ngược lại khi nước hạ thấp thì thời điểm đó gọi là triều thấp.
Thành phần thủy triều là sự tác động của các yếu tố tới các thay đổi của thủy triều như sự tự quay quanh trục của Trái đất, khoảng cách giữa mặt trăng hay mặt trời so với Trái đất,…
IV. Vai trò và ảnh hưởng của thủy triều
Sau khi đã hiểu rõ thủy triều là gì chúng ta hãy cùng tìm hiểu vai trò và ảnh hưởng của thủy triều tới cuộc sống con người nhé!
1. Lợi ích
Thủy triều là hiện tượng tự nhiên của biển và nó cũng mang đến nhiều lợi ích cho đời sống con người và tự nhiên. Ở Việt Nam, việc quan sát thủy triều lên xuống đã đem lại nhiều lợi ích to lớn. Cụ thể là:
- Bạn còn nhớ chiến thắng lịch sử trên sông Bạch Đằng đánh đuổi quân Nam Hán, chính hiện tượng thủy triều đã giúp làm nên chiến thắng vẻ vang cho dân tộc.
- Từ xa xưa con người sống dựa vào sông biển. Chính vì thủy triều mà con người đã tìm được nguồn lương thực lớn. Những loại thủy hải sản,..do thủy triều đẩy vào để làm lương thực.
- Mỗi chu kỳ thủy triều, nó mang theo nguồn hải sản phong phú. Vì thế hoạt động đánh bắt cá sẽ phụ thuộc vào điều kiện, thời gian kéo dài của mỗi chu kỳ thủy triều.
- Con người luôn biết sử dụng hiệu tượng thủy triều để phục vụ cho công nghiệp như sản xuất điện dựa vào triều cường. Góp một phần to lớn cho ngành ngư nghiệp như việc đánh bắt thủy hải sản.
- Cung cấp nước để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, sản xuất.
- Phục vụ nông nghiệp, cụ thể là bồi đắp phù sa cho đồng bằng.
- Tận dụng thủy triều lên xuống để đóng tàu thuyền.
- Có giá trị lớn về du lịch và giao thông vận tải.
2. Ảnh hưởng
Bên cạnh những lợi ích mà thủy triều mang đến thì thủy triều còn có một số ảnh hưởng đến cuộc sống và môi trường như:
- Hiện tượng thủy triều đỏ gây nên tình trạng sinh vật biển bị ô nhiễm môi trường sống, chết hàng loạt.
- Thủy triều xâm lấn đất liền làm cuốn trôi đất gây sạt lở.
- Các đợt thủy triều dâng lên sẽ làm ảnh hưởng gây mất an toàn đến cuộc sống cư dân biển. Vì thế những người sống gần biển cần có các biện pháp đối phó với ảnh hưởng của thủy triều bằng nhiều cách khác nhau nhất là theo dõi lịch lên xuống của thủy triều.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về thủy triều là gì được nhiều bạn tìm kiếm. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích cho các bạn khi tìm hiểu về các hiện tượng thiên nhiên. Đừng bỏ lỡ chuyên mục Là gì để biết thêm nhiều thông tin thú vị trong cuộc sống bạn nhé!