Một trong những yếu tố quan trọng giúp sản phẩm thiết kế trở nên thu hút hơn chính là màu sắc. Do đó, nếu không nắm vững kiến thức về quy tắc phối màu, sản phẩm thiết kế của bạn có thể trở nên rối rắm, không nổi bật. Vậy đó là quy tắc nào? Hãy cùng sidecore.net tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé.
I. Ý nghĩa của màu sắc trong thiết kế đồ họa
Màu sắc là yếu tố rất quan trọng trong thiết kế đồ họa cũng như các lĩnh vực khác của cuộc sống. Theo đó, màu sắc cũng có nhiều nguyên tắc, quy luật khác nhau.
Tuy nhiên, các quy tắc phối màu có thể gói gọn lại như sau:
- Màu sắc được phân thành màu cơ bản và màu thứ cấp
- Màu nóng và màu lạnh là 2 phân cực màu đối lập
- Kết hợp càng nhiều màu sắc thì càng có nhiều màu sắc với sắc độ khác nhau.
- Các màu sắc đều có độ sáng tối, bão hòa khác nhau.
- Màu sắc có thể đại diện cho cảm xúc, giá trị của con người hoặc tác phẩm thiết kế nào đó.
II. Những quy tắc phối màu trong thiết kế đồ họa
1. Phối màu đơn sắc
Phối màu đơn sắc là sử dụng một màu chủ đạo hoặc các kiểu màu sắc có độ đậm nhạt khác nhau trong cùng một màu để tạo ra sự đồng điệu, hài hòa trong thiết kế.
Ví dụ, nếu sử dụng màu xanh lục làm màu chủ đạo, bạn có thể sử dụng các tông màu khác nhau của màu xanh lục, từ xanh lá cây nhạt đến xanh biển sâu.
Bằng cách sử dụng những tông màu khác nhau, bạn có thể tạo ra các điểm nhấn và sự tương phản trong thiết kế mà không làm mất đi sự đồng điệu của màu sắc.
Bởi vậy mà, nguyên tắc phối màu đơn sắc mang đến cảm giác dễ chịu cho người nhìn. Tuy nhiên, chính sự đơn giản này đôi lúc lại có phần đơn điệu. Điều này gây khó khăn cho người thiết kế khi muốn tạo điểm nhấn cho sản phẩm của mình.
2. Phối màu tương đồng
Phối màu tương đồng là quy tắc phối màu kết hợp những màu sắc gần nhau trong bảng màu. Thường sẽ là 3 màu trong vòng tròn bảng màu để tạo nên sự thu hút.
Ví dụ, nếu sử dụng màu đỏ làm màu chủ đạo, bạn có thể sử dụng các tông màu gần đỏ như cam và hồng để làm điểm nhấn.
Nguyên tắc phối màu này sẽ tăng sự phong phú về màu sắc hơn cho sản phẩm. Do đó, mà bạn có thể phân biệt được những nội dung khác nhau có trên sản phẩm. Về hình thức, phối màu tương đồng không có nhiều sự phức tạp, bởi các màu này thường nằm cạnh nhau trên vòng tròn màu sắc.
3. Phối màu bổ túc trực tiếp
Phối màu bổ túc trực tiếp là sử dụng hai màu đối xứng nhau trên vòng tròn màu. Hai màu đối xứng này giúp tạo ra sự tương phản, điểm nhấn cho những chi tiết quan trọng của sản phẩm. Do đó, nếu sản phẩm của bạn hướng đến sự thanh lịch, nhẹ nhàng thì đây không phải là nguyên tắc phù hợp.
Ví dụ, màu xanh dương là đối lập với màu cam; màu đỏ là đối lập với màu xanh lá cây. Khi được sử dụng cùng nhau trong thiết kế, các màu đối lập tạo ra sự tương phản tốt và giúp cho thiết kế trở nên nổi bật hơn.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng quá nhiều màu sắc đối lập có thể gây ra sự khó chịu và phiền lòng cho người xem. Do đó, bạn cần phải được thực hiện một cách cân bằng và có tính thẩm mỹ cao.
4. Quy tắc phối màu bổ túc bộ ba
Phối màu bổ túc bộ ba là sử dụng 3 màu nằm trên vòng trong màu sắc và tạo thành một hình tam giác đều. Do nằm ở 3 góc khác nhau nên khi kết hợp lại, chúng sẽ cho ra một sản phẩm có sự cân bằng về màu sắc.
Ví dụ, nếu bạn chọn màu xanh dương làm màu chủ đạo, bạn có thể sử dụng các màu đỏ và vàng để tạo ra sự tương phản và cân bằng trong thiết kế.
Các quy tắc phối màu bổ túc bộ ba cho phép bạn sử dụng nhiều màu sắc khác nhau trong thiết kế mà không làm mất đi sự hài hòa và liên kết. Tuy nhiên, nguyên tắc phối màu bổ túc bộ ba lại bị cho là đơn điệu, thiếu sáng tạo.
5. Phối màu bổ túc xen kẽ
Phối màu bổ túc xen kẽ là kết hợp 3 màu sắc nằm ở góc khác nhau trên màu vòng tròn màu sắc để tạo thành tam giác cân. Quy tắc phối màu này mang đến sự cân bằng, tương phản trong sản phẩm thiết kế.
Ví dụ, nếu chọn màu xanh lá cây làm màu chủ đạo, bạn có thể sử dụng các màu cam và tím để tạo ra sự tương phản và cân bằng trong thiết kế.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm màu thứ 4 trong quy tắc này, tuy nhiên, màu này sẽ phải cân xứng với một trong 2 màu của đáy hình tam giác cân. Các quy tắc phối màu bổ túc xen kẽ cho phép người thiết kế đồ họa có thể sử dụng màu sắc một cách linh hoạt, giúp cho thiết kế trở nên đa dạng và hấp dẫn hơn.
6. Phối màu bổ túc bộ bốn
Nguyên tắc cuối cùng trong phối màu thiết kế đồ họa chính là phối màu bổ túc bộ bốn. Phương pháp này là sự kết hợp giữa 2 cặp màu bổ túc trực tiếp. Nhờ sự đối nghịch của 2 cặp màu mà sản phẩm thiết kế có sự khác biệt, đặc trưng riêng.
Ví dụ, nếu chọn màu xanh lá cây làm màu chủ đạo, bạn có thể sử dụng các màu cam, tím và vàng để tạo ra sự tương phản và cân bằng trong thiết kế.
Quy tắc phối màu bổ túc bộ bốn cho phép chúng ta sử dụng nhiều màu sắc khác nhau trong thiết kế mà không làm mất đi sự hài hòa và liên kết. Có thể thấy, phối màu bổ túc bộ bốn mang đến sự hiện đại, mới mẻ cho sản phẩm. Đây được xem là xu hướng thiết kế hiện nay.
III. Kết luận
Trên đây chính là những quy tắc phối màu cơ bản mà dân thiết kế cần phải nắm chắc. Việc phối màu theo quy tắc sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc phân chia bố cục màu sao cho hài hòa hợp lý. Đừng quên theo dõi chuyên mục thiết kế đồ họa mỗi ngày để có thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé.